- Bạn cần số liệu thống kê?
- Bạn muốn có tài liệu thống kê?
- Bạn chưa biết tìm ở đâu?
Tin tức hoạt động được cập nhật liên tục tại đây
Giảm nghèo là một trong các chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều thập kỷ qua. Thành tựu đạt được từ các chính sách giảm nghèo, đó là nước ta trở thành một trong số ít quốc gia đầu tiên đạt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) về giảm nghèo của Liên Hợp quốc và được nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế coi Việt Nam như tấm gương điển hình về giảm nghèo. Thành quả giảm nghèo của nước ta nói trên, có sự đóng góp thầm lặng của ngành Thống kê trên khía cạnh sản xuất và cung cấp dữ liệu thống kê nhà nước khách quan, kịp thời phục vụ xây dựng và giám sát các chương trình, chính sách giảm nghèo.
Giới thiệu
Trong bối cảnh quốc tế đang rất khẩn trương thực hiện Chương trình nghị sự đến năm 2030 đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (MDGs), trong đó có mục tiêu giảm nghèo (SDG1), Việt Nam tiếp tục là quốc gia đi đầu trong việc cách tiếp cận đa chiều trong thiết kế, thực hiện và giám sát chính sách giảm nghèo giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Thống kê Việt Nam cần khẩn trương đổi mới phương pháp đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam theo chuẩn quốc tế. Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 quy định tại Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, chuẩn nghèo đa chiều được đo lường bằng các chỉ số thu nhập (xác định trên cơ sở nhu cầu tối thiểu với ngưỡng tiêu thụ lương thực, thực phẩm là 2.100 kcal/người/ngày và nhu cầu tiêu thụ phi lương thực, thực phẩm); và các chỉ số tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản gồm 5 chiều và 10 chỉ số: Tình trạng đi học trẻ em, trình độ giáo dục của người lớn (chiều thiếu hụt về dịch vụ giáo dục); tiếp cận dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế (chiều thiếu hụt về dịch vụ y tế); chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân (chiều thiếu hụt về nhà ở); nguồn nước sinh hoạt, hố xí hợp vệ sinh (chiều thiếu hụt về điều kiện sống); sử dụng dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin (chiều thiếu hụt tiếp cận thông tin). Mỗi chiều, mỗi chỉ số trong từng chiều có quyền số ngang bằng. Hộ gia đình ở trên ngưỡng cắt thiếu hụt của chỉ số nào được coi là thiếu hụt của chỉ số đó. Hộ gia đình được coi là hộ nghèo đa chiều nếu hộ thiếu hụt ít nhất 03 trong 10 chỉ số nói trên.
Bảng 1: Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025
Ghi chú: Những dòng in đậm là chiều và các chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản mới được bổ sung giai đoạn 2021-2025. Các ngưỡng thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản được nâng cao hơn so với giai đoạn 2016-2020. Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 được quy định tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ cao hơn so với chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020. Cụ thể:
Kết quả thử nghiệm đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) hỗ trợ Tổng cục Thống kê áp dụng phương pháp đo lường chỉ số nghèo đa chiều (MPI) quốc gia mới và đẩy nhanh việc công bố số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) để giám sát và ứng phó kịp thời với tình trạng nghèo đang thay đổi nhanh chóng ở Việt Nam (viết gọn là Dự án MPI). UNDP đã mời các tổ chức trong nước và quốc tế có đủ năng lực tham gia dự thầu Dự án MPI. Viện Khoa học Thống kê là một trong các đơn vị tham gia dự thầu và được chọn thực hiện Dự án MPI nói trên. Dự án bao gồm 04 hoạt động chính: (1) Thiết kế phần mềm tính toán chỉ số nghèo đa chiều theo phương pháp mới (MPI) và tính MPI từ dữ liệu khảo sát VHLSS giai đoạn 2016-2020; (2) Thiết kế mẫu khảo sát VHLSS cho giai đoạn 2021-2025 đáp ứng yêu cầu MPI công bố theo quý; (3) Xây dựng bộ công cụ thu thập, quản lý dữ liệu VHLSS giai đoạn 2021-2025 theo phương pháp Capi; (4) Thử nghiệm khảo sát VHLSS giai đoạn 2021-2025 tại 3 tỉnh, thành phố là Sơn La, Phú Yên, Cần Thơ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến hoạt động thử nghiệm khảo sát VHLSS giai đoạn 2021-2025 tại 03 tỉnh, thành phố nói trên.
Trên cơ sở các sản phẩm đầu ra của các hoạt động nói trên, Dự án tiến hành thử nghiệm tại 3 tỉnh, thành phố với mẫu khảo sát 660 hộ tại 33 địa bàn, gồm: Sơn La (11 địa bàn, 220 hộ); Phú Yên (10 địa bàn, 200 hộ); Cần Thơ (12 địa bàn, 240 hộ). Thu thập và quản lý dữ liệu bằng Capi7 với 2367 biến khảo sát. Phần mềm Capi được cài đặt trên điện thoại thông minh của điều tra viên, đội trưởng và giám sát viên với nhiều cấu hình khác nhau. Dữ liệu khảo sát tại địa bàn được truyền trực tiếp hàng ngày về Tổng cục Thống kê. Trở ngại lớn nhất trong quá trình thử nghiệm khảo sát là thu thập thông tin về chiều cao, cân nặng của trẻ em dưới 16 tuổi (để tính chỉ số dinh dưỡng) 8. Trong vòng 15 ngày, Dự án đã hoàn tất các công việc thử nghiệm khảo sát tại 3 tỉnh nói trên với kết quả tính toán các chỉ số thiếu hụt ở Bảng 2.
Kết quả thử nghiệm cho thấy chỉ số nghèo đa chiều (MPI) quí I/2021 của Sơn La, Phú Yên, Cần Thơ lần lượt là 13,4%; 6,7%; và 6,2%.
Bảng 2: Các chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản quý II/2021
Bảng trên cho thấy, hầu hết các chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản quý 1/2021 của Sơn La, Phú Yên, Cần Thơ đều cao hơn so với kết quả khảo sát VHLSS năm 2020. Điều này là hợp lý, vì chuẩn nghèo giai đoạn 2021- 2025 quy định cao hơn so với chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020. Một số khuyến nghị Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 ở nước ta được nâng cao hơn so với giai đoạn 2016-2020 và tiếp cận với chuẩn nghèo đa chiều quốc tế. Dữ liệu từ khảo sát VHLSS là nguồn dữ liệu cơ bản để đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam. Sử dụng Capi (phần mềm RedCap) để thu thập, quản lý dữ liệu VHLSS giai đoạn 2021-2025 để công bố công bố kết quả khảo sát VHLSS giai đoạn 2021-2025 sớm hơn so với giai đoạn 2016- 2020. Sử dụng cỡ mẫu khảo sát VHLSS giai đoạn 2016-2020 như cơ mẫu giai đoạn 2016-2020 vẫn đảm bảo kết quả khảo sát VHLSS giai đoạn 2021-2025 công bố theo quý. Một số khuyến nghị
Tiếp tục hoàn thiện về thiết kế mẫu khảo sát VHLSS giai đoạn 2021-2025, như cập nhật dàn mẫu chủ, tách Hà Nội, TP HCM thành 02 tầng mẫu riêng để đảm bảo tính đại diện của vùng (Hà Nội, TP HCM có khá nhiều khác biệt so với các tỉnh trong vùng về tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của hộ gia đình).
Nguyễn Văn Đoàn Trưởng ban Chuyên môn, Hội Thống kê Việt Nam
Nguồn: consosukien.vn
Tài liệu tham khảo
Với bề dày lịch sử hơn 75 năm xây dựng và phát triển, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm thông tin thống kê phù hợp trong cơ sở dữ liệu thống kê chính thống của ngành Thống kê. Đến với chúng tôi bạn sẽ:
- Tiếp cận thông tin thống kê của hai miền Nam Bắc trước và sau năm 1975.
- Tiếp cận hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh mọi mặt đời sống kinh tế xã hội.
- Tiếp cận nguồn thông tin quý báu từ kết quả các cuộc Tổng điều tra, Điều tra do Tổng cục Thống kê thực hiện.
- Và nhiều thông tin thống kê cần thiết khác.
Hãy liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại: + Tư vấn & Dịch vụ thống kê (024.37332997)
+ Thư viện Thống kê (024.38464349)
Email: sdc@gso.gov.vn