- Bạn cần số liệu thống kê?
- Bạn muốn có tài liệu thống kê?
- Bạn chưa biết tìm ở đâu?
1. Tên: Danh mục thông tin thống kê từ Điều tra Nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020
2. Giới thiệu:
Chương trình Điều tra thống kê quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ngày 17/10/2016, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản tiến hành theo chu kỳ 10 năm một lần. Giữa hai lần Tổng điều tra có cuộc điều tra giữa kỳ thu thập, tổng hợp một số chỉ tiêu chủ yếu về nông thôn, nông nghiệp. Cuộc điều tra giữa kỳ lần này được tiến hành vào thời điểm 01/7/2020 theo Quyết định số 1695/QĐ-TCTK ngày 31/12/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (sau đây gọi là Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020).
Đây là cuộc điều tra quy mô lớn, triển khai trên phạm vi toàn quốc, thu thập thông tin của 8.297 xã, 20.611 trang trại, 1,6 triệu hộ mẫu (10% hộ có hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản) với mục đích: (1) Thu thập thông tin tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu về nông thôn, nông nghiệp trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; (2) Cung cấp thêm thông tin thống kê phục vụ việc đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển nông thôn, nông nghiệp giai đoạn 2016 -2020; xây dựng Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025; (3) Cập nhật cơ sở dữ liệu thống kê về nông thôn, nông nghiệp và xây dựng dàn mẫu cho một số cuộc điều tra mẫu trong lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp. Để bổ sung thông tin giám sát, đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững, Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020 thực hiện điều tra mẫu chuyên sâu 0,3% hộ có hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản.
3. Danh mục thông tin thống kê từ Điều tra Nông thôn, Nông nghiệp giữa kỳ năm 2020
Danh mục thông tin thống kê từ Điều tra Nông thôn, Nông nghiệp giữa kỳ năm 2020
4. Nguồn lưu trữ:
- Thư viện thống kê- Trung tâm tư vấn và dịch vụ thống kê, 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
- Trang thông tin điện tử Tổng cục Thống kê (gso.gov.vn)
1. Tên: Danh mục thông tin thống kê từ 21 cuộc điều tra lớn thế kỷ XX
Danh mục thông tin thống kê từ 21 cuộc điều tra lớn thế kỷ XX bao gồm những số liệu thống kê chọn lọc từ kết quả 21 cuộc điều tra quy mô lớn mà ngành Thống kê đã tiến hành trong thế kỷ XX. Nguồn tư liệu này không chỉ bao gồm những số liệu thống kê kinh tế - xã hội chủ yếu, mà còn có những số liệu chuyên sâu thuộc hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội then chốt của đất nước.
Đây là tài liệu tham khảo vô cùng phong phú, phác thảo chân dung kinh tế - xã hội Việt Nam qua từng thời kỳ của thế kỷ XX trên những con số và bằng các con số, đáp ứng nhu cầu phân tích, đánh giá toàn diện và sâu sắc lịch sử phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XX của những nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến số liệu thống kê.
3. Danh mục thông tin thống kê từ 21 cuộc điều tra lớn thế kỷ XX
Danh mục thông tin thống kê từ 21 cuộc điều tra lớn thế kỷ XX
- Thư viện Thống kê – Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Thống kê, 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
1. Tên: Danh mục thông tin dân số, lao động và công nhân viên chức toàn miền Bắc có đến ngày 1/11/1971
2. Giới thiệu
Số liệu dân số, lao động và công nhân viên chức có đến ngày 01/11/1971 thu thập được thông qua việc kê khai, cấp phát tem phiếu mua hàng năm 1972 theo chỉ thị 283_TTg của Thủ tướng Chính phủ. Việc thu thập được thực hiện ở các địa phương dưới sự chỉ đạo của Ủy ban hành chính các cấp, với sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành thương nghiệp, công an, lao động và thống kê theo kế hoạch, phương pháp và biểu báo thống nhất hướng dẫn của Liên bộ Nội thương và Tổng cục Thống kê sau khi đã bàn bạc nhất trí với Bộ Công an và Bộ Lao động. Các bản kê khai danh sách để xin cấp phát tem phiếu của các hộ gia đình cũng như của các cơ quan xí nghiệp Nhà nước đều được ngành Công an duyệt và xác nhận hộ khẩu theo thời điểm 01/11/1971.
Đây là nguồn thông tin thống kê quý giá, cung cấp các chỉ tiêu thống kê về dân số, lao động, công nhân viên chức trên toàn miền Bắc tại thời điểm năm 1971. Số liệu không bao gồm các lực lượng bộ đội và công an vũ trang còn tại ngũ, những người đi công tác hay đi học dài hạn ở nước ngoài trước đó đã cắt hộ khẩu thường trú, phạm nhân đang bị giam giữ tại các trại cải tạo.
Thông tin trong danh mục phản ánh tình hình dân số, lao động và công nhân viên chức toàn miền Bắc, từng tỉnh, chia theo thành thị nông thôn và huyện… Tại thời điểm công bố thông tin các chỉ tiêu thống kê trong danh mục thuộc loại tối mật hoặc tuyệt mật và hiện nay đây là con số chứng nhân lịch sử cho một quá trình phát triển của con người và xã hội miền Bắc trước khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất vào năm 1975.
3. Danh mục thông tin dân số, lao động và công nhân viên chức toàn miền Bắc có đến ngày 1/11/1971
Danh mục thông tin dân số, lao động và công nhân viên chức toàn miền Bắc có đến ngày 01/11/1971
1. Tên: Danh mục thông tin từ kết quả Điều tra Di cư năm 2004
Di cư là một bộ phận hợp thành của biến động dân số và có quan hệ chặt chẽ với nhiều vấn đề quan trọng của phát triển bền vững, tuy nhiên thường thiếu thông tin về di cư. Mặc dù đã có một số cuộc điều tra mẫu ở diện hẹp được thực hiện nhưng chưa có cuộc điều tra nào thực sự gắn vấn đề di cư với các điều kiện kinh tế và xã hội mà Việt Nam đang phải đối mặt.
Như một thông lệ, giữa hai kỳ tổng điều tra dân số sẽ có một cuộc điều tra mẫu, gọi là điều tra giữa kỳ. Ở nước ta, cuộc điều tra giữa kỳ đầu tiên được tiến hành vào năm 1994 tại thời điểm giữa hai kỳ tổng điều tra dân số 1989 và 1999. Cuộc điều tra năm 1994 thuộc loại điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ. Đến cuộc điều tra giữa kỳ năm 2004, Tổng cục Thống kê quyết định tiến hành điều tra di cư. Mục tiêu chính của cuộc điều tra di cư Việt Nam 2004 là bổ sung sự thiếu hiểu biết hiện nay về quyết định và kết quả của di cư. Thông tin được thu thập theo các luồng di chuyển khác nhau và phân tích số liệu sẽ gắn di cư với các mô hình phát triển cấp vùng và cấp quốc gia.
3. Danh mục thông tin thống kê từ kết quả Điều tra Di cư năm 2004
Danh mục thông tin thống kê từ kết quả Điều tra Di cư năm 2004
Thư viện Thống kê – Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Thống kê, 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
1. Tên: Danh mục thông tin thống kê từ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 1/4/2014
Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014 được thực hiện theo Quyết định số 1253/QĐ-TCTK ngày 22/11/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Được thực hiện lần đầu tiên tại thời điểm giữa hai kỳ Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 và 2019, đây là cuộc điều tra mẫu quy mô lớn trên phạm vi cả nước nhằm mục đích thu thập một cách cơ bản, có hệ thống các thông tin về dân số và nhà ở, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá và hoạch định các chính sách, chương trình, mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như lĩnh vực dân số và nhà ở nói riêng.
Các chỉ tiêu dân số và nhà ở của Việt Nam từ cuộc điều tra rất hữu ích, thiết thực có thể đáp ứng được cơ bản nhu cầu thông tin về dân số và nhà ở phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch của các cơ quan, bạn đọc trong và ngoài nước, đặc biệt là người làm công tác quản lý, hoạch định chính sách, nghiên cứu và các nhà đầu tư.
Cùng với danh mục thông tin thống kê tổng hợp chung từ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 1/4/2014, danh mục số liệu theo chuyên đề như mức sinh, tuổi, di cư … từ cuộc điều tra cũng được tập hợp để hỗ trợ người dùng sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
3. Danh mục thông tin thống kê từ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 1/4/2014
Danh mục thông tin thống kê từ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 1/4/2014 (Kết quả chung)
Danh mục thông tin thống kê từ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 1/4/2014 (Chuyên khảo Di cư, đô thị hóa)
Danh mục thông tin thống kê từ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 1/4/2014 (Chuyên khảo Tuổi, Giới tính)
Danh mục thông tin thống kê từ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 1/4/2014 (Chuyên khảo Mức sinh)
Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê.
1. Tên: Danh mục thông tin thống kê từ Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS)
Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) ở Việt Nam, thuộc chương trình MICS toàn cầu, đã được Tổng cục Thống kê thực hiện các năm 1995, 2000, 2005-2006, 2010-2011, 2013-2014, 2020-2021 với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).
MICS là chương trình điều tra hộ gia đình toàn cầu được UNICEF xây dựng. Cuộc điều tra MICS tại Việt Nam được thực hiện như là một cấu phần của chương trình MICS toàn cầu. MICS cung cấp những thông tin mới nhất về thực trạng trẻ em và phụ nữ và các chỉ tiêu đo lường quan trọng cho phép các quốc gia giám sát quá trình thực hiện các Mục tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ (MDGs) và các công ước quốc tế khác.
Điều tra MICS nhằm thu thập các thông tin trên nhiều lĩnh vực liên quan đến chăm sóc sức khỏe, điều kiện sống và sự phát triển của trẻ em và phụ nữ Việt Nam. Những thông tin thu thập được góp phần theo dõi, đánh giá và hoạch định chính sách về quyền trẻ em và phụ nữ Việt Nam.
3. Danh mục thông tin thống kê từ Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS)
Danh mục thông tin thống kê từ Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) 2005-2006
Danh mục thông tin thống kê từ Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) 2010-2011
Danh mục thông tin thống kê từ Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) 2013-2014
Danh mục thông tin thống kê từ Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) 2020-2021
1. Tên: Danh mục thông tin từ Điều tra quốc gia người khuyết tật 2016
Tổng cục Thống kê đã tổ chức thành công Điều tra Quốc gia người khuyết tật. Đây là cuộc điều tra thuộc Chương trình Điều tra Thống kê Quốc gia, do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 803/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2012.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện một cuộc điều tra quy mô lớn, nội dung phức tạp, sử dụng bộ công cụ đo lường chuẩn mực quốc tế về khuyết tật. Mục tiêu của cuộc Điều tra nhằm đánh giá tình trạng khuyết tật của dân số và các điều kiện sống liên quan phục vụ việc lập kế hoạch, chính sách về người khuyết tật dựa trên bằng chứng; giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật của Việt Nam, cũng như các cam kết quốc tế của Chính phủ Việt Nam về người khuyết tật.
3. Danh mục thông tin từ Điều tra quốc gia người khuyết tật 2016
Danh mục thông tin từ Điều tra quốc gia người khuyết tật 2016
1. Tên: Danh mục thông tin từ Điều tra khảo sát mức sống dân cư
Để đánh giá mức sống dân cư phục vụ hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, từ năm 1993 đến nay Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tiến hành nhiều cuộc điều tra mức sống dân cư. Giai đoạn 2002 đến 2010, TCTK tiến hành Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (KSMS) 2 năm một lần vào những năm chẵn. Giai đoạn 2011 đến 2020, KSMS được tiến hành hàng năm. Tuy nhiên, những năm lẻ chỉ thu thập dữ liệu về dân số, việc làm và thu nhập.
Mục đích của KSMS nhằm theo dõi và giám sát một cách có hệ thống mức sống các tầng lớp dân cư Việt Nam; giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo; góp phần đánh giá kết quả thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) và mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và các Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Danh mục thông tin từ KSMS tập trung vào các nhóm thông tin: (1) Một số đặc điểm nhân khẩu học cơ bản liên quan đến mức sống; (2) Giáo dục; (3) Y tế và chăm sóc sức khoẻ; (4) Lao động - Việc làm; (5) Thu nhập; (6) Chi tiêu; (7) Đồ dùng lâu bền; (8) Nhà ở, điện, nước, phương tiện vệ sinh; (9) Tham gia các chương trình xoá đói giảm nghèo; (10) Ngành nghề sản xuất kinh doanh; (11) Các đặc điểm chung của xã.
3. Danh mục thông tin từ Điều tra khảo sát mức sống dân cư
Danh mục thông tin từ Điều tra khảo sát mức sống dân cư
- Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê.
1. Tên: Danh mục thông tin từ Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp hàng năm
Cùng với khu vực doanh nghiệp, khu vực sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản là hai chủ thể sản xuất, kinh doanh quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Khu vực sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản là một nét đặc trưng của kinh tế Việt Nam được hình thành, phát triển từ rất lâu và ngày càng đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động và góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo.
Danh mục thông tin từ Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp bao gồm những thông tin phản ánh thực trạng khu vực sản xuất kinh doanh cá thể, đóng góp của khu vực này vào tăng trưởng chung của nền kinh tế nước ta, các biểu tổng hợp về mạng lưới cơ sở, lao động thuộc các ngành kinh tế.
3. Danh mục thông tin từ Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp hàng năm
Danh mục thông tin từ Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp hàng năm
1. Tên: Danh mục thông tin từ Điều tra chi tiêu khách du lịch
Cuộc điều tra chọn mẫu chi tiêu của khách du lịch được Tổng cục Thống kê tiến hành không liên tục từ năm 2003, trong đó nội dung điều tra có một số khác biệt giữa các năm, về cơ bản tập trung theo 2 mảng (1) điều tra chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam, khách Việt Nam đi du lịch trong nước và (2) điều tra chi tiêu của khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài, kết quả hoạt động của công ty lữ hành.
Danh mục thông tin từ Điều tra chi tiêu khách du lịch tập trung vào các nhóm: (1) Số liệu về kết quả điều tra số lượng, cơ cấu khách du lịch; (2) Số liệu về kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch; (3) Số liệu về kết quả điều tra nhận xét, đánh giá của khách du lịch quốc tế về Việt Nam.
3. Danh mục thông tin từ Điều tra chi tiêu khách du lịch
Danh mục thông tin từ Điều tra chi tiêu khách du lịch
1. Tên: Danh mục thông tin Lao động phi chính thức 2016
Thu nhập từ việc làm là nguồn thu nhập chính của người lao động đặc biệt là người nghèo, và đây cũng là phương tiện hiệu quả nhất để giúp họ thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, hầu hết người lao động nghèo ở các nước đang phát triển đều tham gia vào việc làm phi chính thức. Mặc dù đóng vai trò là bước đệm đối với người lao động trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế nhưng thu nhập từ việc làm phi chính thức hầu như vẫn không đáp ứng được mức sống cơ bản vì việc làm phi chính thức hiếm khi đi kèm với tiền lương đầy đủ, điều kiện làm việc tốt và bảo trợ xã hội.
Để có thể đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp và hiệu quả, ngoài các chỉ tiêu thống kê về kết quả điều tra lao động việc làm nói chung thì thông tin về lao động phi chính thức cần được nghiên cứu sâu. Các nhà hoạch định chính sách rất cần những thông tin về tiền lương, điều kiện làm việc, bảo trợ xã hội, sự phát triển cộng đồng và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực này để nghiên cứu đưa ra những giải pháp thiết thực.
3. Danh mục thông tin Lao động phi chính thức 2016
Danh mục thông tin Lao động phi chính thức 2016
1. Tên: Danh mục thông tin từ kết quả Điều tra Di cư nội địa quốc gia 2015
Việt Nam đã trải qua quá trình di cư mạnh mẽ trong ba thập kỷ qua. Bắt đầu từ những năm 1960, hầu hết sự di chuyển đều do Chính phủ kiểm soát trực tiếp thông qua hệ thống đăng ký hộ khẩu chặt chẽ. Sự di chuyển của người dân đến các vùng nông thôn được khuyến khích, được Chính phủ hỗ trợ nhưng sự di cư tới các khu vực thành thị không được khuyến khích. Và công cuộc cải cách kinh tế bắt đầu vào năm 1986 đã cung cấp lực lượng lao động nông thôn nhàn rỗi luôn mong muốn và sẵn sàng di chuyển trong khi công nghiệp hoá và đô thị hoá làm tăng đáng kể các cơ hội việc làm ở khu vực thành thị. Đồng thời mạng lưới xã hội của người di cư đã hỗ trợ hơn nữa quá trình di cư, đặc biệt là di cư từ nông thôn ra các thành phố lớn.
Di cư nội địa có vai trò quan trọng tới biến động dân số và do đó có quan hệ chặt chẽ với nhiều vấn đề phát triển kinh tế - xã hội - môi trường. Nhưng hiện nay đang thiếu các thông tin chuyên sâu về di cư nội địa. Mặc dù các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở, Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình, Điều tra lao động việc làm và một số cuộc điều tra dân số khác có thu thập thông tin về di cư nhưng đối tượng chủ yếu là nhân khẩu thực tế thường trú và chỉ thu thập các thông tin về di cư dài hạn. Ngoài cuộc Điều tra di cư Việt Nam năm 2004, đến nay chưa có cuộc điều tra nào mang tính đại diện quốc gia để do các dạng di chuyển của dân số và gắn vấn đề di cư với các điều kiện kinh tế - xã hội ở cả nơi đi và nơi đến.
Để bổ sung những khoảng trống về thông tin liên quan đến di cư nội địa, đặc biệt những thông tin về quá trình ra quyết định di cư, sự hài lòng về di cư, tác động của di cư và những thông tin khác về di cư nội địa, ngày 11 tháng 11 năm 2015 Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã ký Quyết định số 1067/QĐ-TCTK về Điều tra di cư nội địa quốc gia. Mục đích của cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin về di cư nội địa ở cấp quốc gia, cấp vùng kinh tế - xã hội và ở hai thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhằm phục vụ xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội và chính sách đối với người di cư, đồng thời cung cấp thông tin cho các nghiên cứu chuyên sâu về di cư nội địa ở Việt Nam.
3. Danh mục thông tin từ kết quả Điều tra Di cư nội địa quốc gia 2015
Danh mục thông tin từ kết quả Điều tra Di cư nội địa quốc gia 2015
1. Tên: Danh mục thông tin từ kết quả Điều tra lao động việc làm
Điều tra lao động việc làm thu thập các thông tin về tình trạng tham gia thị trường lao động của những người từ 15 tuổi trở lên hiện đang sống tại Việt Nam làm cơ sở tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia về lao động, việc làm, thất nghiệp và thu nhập của người lao động. Qua đó giúp các cấp, các ngành đánh giá và dự báo tình hình biến động của thị trường lao động trên phạm vi cả nước giữa các quý trong năm; xây dựng và hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch sản xuất - kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường lao động.
Phạm vi thu thập thông tin của điều tra liên quan đến thị trường lao động của những người từ 15 tuổi trở lên hiện đang sống tại Việt Nam, vì vậy các chỉ tiêu về lao động và việc làm chủ yếu được tính cho nhóm người từ 15 tuổi trở lên. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, đánh giá và phân tích thông tin về lao động và việc làm của nhóm người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến hết 59 tuổi và nữ từ 15 đến hết 54 tuổi) nên danh mục cũng gồm một số chỉ tiêu lao động chủ yếu của nhóm đối tượng này.
Thông tin từ điều tra được tổng hợp thành các nhóm chỉ tiêu cả năm và theo từng quý.
3. Danh mục thông tin từ kết quả điều tra lao động việc làm
Danh mục thông tin từ kết quả điều tra lao động việc làm (Cả năm)
Danh mục thông tin từ kết quả điều tra lao động việc làm (Theo quý)
1. Tên: Danh mục thông tin từ kết quả Điều tra biến động dân số hàng năm
Nhu cầu thông tin về biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình ngày càng được người dùng tin rất quan tâm, đặc biệt là các cấp, các ngành để đánh giá thực hiện các chỉ tiêu dân số chủ yếu, xu hướng biến động cũng như các đặc trưng kinh tế - xã hội của dân số, từ đó giúp hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cũng như thời kỳ.
Trong lĩnh vực dân số và kế hoạch hóa gia đình, ngoài nguồn thông tin cơ bản từ Tổng điều tra dân số và nhà ở và Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thì hàng năm Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình còn được tổ chức để phục vụ việc tính toán các chỉ tiêu thống kê trong lĩnh vực dân số và thực hiện kế hoạch hóa gia đình trên phạm vi cả nước và từng địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng chính sách, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành và nhu cầu của người sử dụng thông tin khác.
Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình là cuộc điều tra chọn mẫu được tiến hành hàng năm nhằm thu thập các thông tin về dân số, biến động dân số (sinh, chết và di cư) cũng như thông tin cơ bản về tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai và sức khỏe sinh sản của phụ nữ 15-49 tuổi.
3. Danh mục thông tin từ kết quả điều tra biến động dân số hàng năm
Danh mục thông tin từ kết quả điều tra biến động dân số hàng năm
1. Tên: Danh mục thông tin từ kết quả Điều tra doanh nghiệp hàng năm
Luật Doanh nghiệp đầu tiên được Quốc hội phê chuẩn, có hiệu lực từ năm 2000 đã đánh dấu năm khởi đầu cho giai đoạn phát triển vượt bậc của doanh nghiệp Việt Nam. Khu vực doanh nghiệp hiện đóng góp trên 60% vào tổng sản phẩm trong nước(GDP), là bộ phận quan trọng, quyết định chủ yếu đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế nước ta.
Thông tin từ kết quả điều tra doanh nghiệp cung cấp bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp Việt Nam theo thời gian, đồng thời cũng là cơ sở để các cơ quan nhà nước xây dựng chính sách điều hành nền kinh tế trong những năm tiếp theo. Ngoài thông tin tổng quan về doanh nghiệp, các chỉ tiêu thống kê còn được phân tổ theo loại hình doanh nghiệp, theo ngành sản xuất kinh doanh chính và theo vùng địa lý.
3. Danh mục thông tin từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm
Danh mục thông tin từ kết quả Điều tra doanh nghiệp hàng năm_Chung
1. Tên: Danh mục thông tin đặc trưng cơ bản của 53 dân tộc thiểu số năm 2019
Danh mục thông tin đặc trưng cơ bản của 53 dân tộc thiểu số khái quát các thông tin thống kê về (1) Dân số, (2) Nhân khẩu học, (3) Hôn nhân, kế hoạch hóa gia đình, (4) Giáo dục, đào tạo, (5) Lao động, việc làm và thu nhập, (6) Mức sống dân cư, và (7) Văn hóa, truyền thống của 53 dân tộc thiểu số Việt Nam.
3. Danh mục thông tin đặc trưng cơ bản của 53 dân tộc thiểu số năm 2019
Danh mục thông tin đặc trưng cơ bản của 53 dân tộc thiểu số năm 2019