Thống kê là công cụ mạnh nhất để nhận thức xã hội

TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ THỐNG KÊ - Thư viện thống kê tại Hà Nội

Thư viện Thống kê

Thư viện Thống kê

Nơi đây hiện đang lưu giữ hàng ngàn tài liệu vô cùng quý hiếm của ngành Thống kê (như Niên giám thống kê Quốc gia, Niên giám thống kê 63 tỉnh/thành phố, Kết quả các cuộc điều tra và Tổng điều tra do Tổng cục Thống kê thực hiện, ...).
Niên giám thống kê Quốc gia và 63 tỉnh/thành phố

Niên giám thống kê Quốc gia và 63 tỉnh/thành phố

Là bộ phận tài liệu nổi bật, quan trọng nhất của thư viện Thống kê; đã và đang được rất nhiều người dùng tin quan tâm, sử dụng.

Thư viện Thống kê

Là thư viện của Tổng cục Thống kê, do Trung tâm Tư vấn & Dịch vụ thống kê chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp. Đến nay trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, nơi đây hiện đang lưu giữ hàng ngàn ấn phẩm thống kê vô cùng quý hiếm. Nếu bạn đang cần viết một bản báo cáo để phục vụ công việc, hay phải hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học/luận văn/luận án, ...cần số liệu phản ánh tình hình kinh tế - xã hội hãy liên hệ ngay với chúng tôi. “Mỗi con số thống kê đều có tiếng nói, có linh hồn của nó” - Linh hồn ấy sẽ chết dần chết mòn nếu chỉ nằm yên trong kho tư liệu, ngược lại nó sẽ phát huy giá trị cực kỳ to lớn nếu được người dùng tin sử dụng phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn cuộc sống. Sự hài lòng của mọi đối tượng Quý độc giả là mục tiêu và sứ mệnh to lớn của chúng tôi./.

Dịch vụ thống kê

Nếu bạn đang cần viết một bản báo cáo, hay phải hoàn thành đề tài luận văn/luận án, ...cần số liệu phản ánh tình hình kinh tế - xã hội hãy đến ngay với chúng tôi. “Mỗi con số thống kê đều có tiếng nói, có linh hồn của nó”. Linh ...

Đừng ngại ngần. Hãy để lại thông tin và nội dung cần tư vấn.

Đăng ký ngay

Đội ngũ tư vấn

Ms Nguyễn Hải

Ms Nguyễn Hải 024.37332997

Ms Vũ Huyền

Ms Vũ Huyền 024.37332997

Tư vấn thông tin Thống kê

Chào bạn! Đây là kênh tiếp nhận câu hỏi, yêu cầu của bạn về lĩnh vực thống kê. Nội dung bạn gửi sẽ được chuyển đến các đơn vị nghiệp vụ của chúng tôi để trả lời. Bạn có thể gọi điện đến số điện thoại (trong giờ hành chính) ...
  • Số liệu thu thập và chi tiêu hộ gia đình có thể tìm ở đâu tại Tổng cục Thống kê? Các cấu trúc phân tổ và độ dài thời gian?

    Thu nhập và chi tiêu là hai chỉ tiêu chính trong hệ thống các chỉ tiêu thống kê thuộc lĩnh vực mức sống dân cư. Theo định nghĩa chuẩn từ Tổng cục Thống kê:

    - Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.

    - Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng chi tiêu trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. Chi tiêu của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật (kể cả các khoản do hộ tự sản xuất) mà hộ dân cư và các thành viên của hộ đã chi vào mục đích tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.

    Tại Tổng cục Thống kê thông tin về thu nhập bình quân đầu người và chi tiêu đầu người được tính toán từ cơ sở dữ liệu điều tra Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam- VHLSS (Trên thực tế khi tìm kiếm có nhiều cách gọi khác nhau theo thời gian do các nhà nghiên cứu đề cập: Bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình, Bộ dữ liệu Điều tra mức sống dân cư, Bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình, Bộ dữ liệu VHLSS) được tiến hành 2 năm/lần vào các năm chẵn bắt đầu từ năm 2002. Trước đó, các cuộc điều tra vào các năm 1992/1993 và 1997/1998 với sự hỗ trợ của Worldbank là cơ sở đầu tiên xây dựng về phương pháp luận cho các cuộc điều tra sau này.

    Mức độ có thông tin theo các phân tổ của thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng có thể tham khảo trong bảng dưới đây:

    (1) Nguồn thu gồm: Thu từ tiền lương, tiền công; Thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản; Thu phi nông, lâm nghiệp, thủy sản; Các khoản thu khác.

    (2) Khoản chi gồm: Tổng chi tiêu; Chi cho đời sống, hút; Chi ko phải ăn uống, hút; Chi tiêu khác.

    Trong Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng còn có chỉ tiêu Chi cho đời sống phân tổ theo thành thị/nông thôn, giới tính chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và vùng kinh tế.

  • Số liệu tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tại Tổng cục thống kê thì có thể tìm ở đâu? Độ dài thời gian có thông tin? Các nhóm phân tổ cho thông tin cần tìm?

    Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh phản ánh triển vọng  người mới sinh có thể sống được bao nhiêu năm nếu như mô hình chết hiện tại được tiếp tục duy trì, đây là một trong những chỉ tiêu thống kê tổng hợp được tính từ bảng sống. Tuổi thọ trung bình được sử dụng rộng rãi trong phân tích dân số, phản ánh mức độ chết của dân số không bị tác động của cơ cấu dân số theo độ tuổi. Song, tuổi thọ trung bình lại chịu ảnh hưởng bởi mức độ chết ở tất cả các độ tuổi, đặc biệt là tuổi sơ sinh và trẻ em. Vì vậy, chỉ tiêu này được sử dụng để so sánh mức độ chết giữa các thời kỳ, giữa các vùng, các nước. Ngoài ra, một công dụng không kém quan trọng của tuổi thọ trung bình là nó thường được sử dụng trong dự báo dân số và là một thành tố để tính chỉ số phát triển con người.

    Số liệu thống kê về tuổi thọ trung bình của người Việt Nam  được tính toán từ kết quả các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở, Điều tra dân số giữa kỳ,Điều tra biến động dân số hàng năm. Thông tin thống kê có thể tìm kiếm tại các ấn phẩm thống kê lưu trữ tại thư viện Tổng cục thống kê hoặc Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê.

    Sau khi Việt Nam thống nhất, Tổng điều tra dân số và nhà ở được tiến hành theo chu kỳ10 năm một lần, tới nay đã có các cuộc Tổng điều tra vào các năm 1979, 1989, 2009, 2019, Điều tra dân số giữa kỳ thực hiện vào các năm 2004, 2014, Điều tra biến động dân số tiến hành vào các năm không có Tổng điều tra hoặc Điều tra giữa kỳ bắt đầu từ 2000.

    Tuy nhiên chỉ đến năm Tổng điều tra dân số 1989 chỉ tiêu Tuổi thọ bình quân mới được tính toán và công bố trên phạm vi toàn quốc. Chỉ tiêu được phân tổ theo nam- nữ, vùng kinh tế xã hội từ năm 1989 và 1999,  năm 2009 và từ 2011 đến nay chỉ tiêu Tuổi thọ bình quân được tính toán phân tổ theo theo cả nam- nữ, tỉnh/thành phố trực thuôc trung ương và công bố hàng năm.

  • Thầy giáo giao đề tài nghiên cứu đánh giá quá trình phát triển của diện tích cây trồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong 5 năm gần nhất theo đơn vị hành chính cấp quận/huyện, anh/chị có thể cho em biết có thể tìm thông tin ở đâu và khả năng tiếp cận thông tin?

    Sau hơn 30 năm dù tỷ lệ khu vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm trong tổng GDP theo giá thực tế đạt mức 42,07% vào năm 1989 xuống chỉ còn 14,85% trong năm 2020 nhưng đây vẫn là lĩnh vực có dư địa tăng trưởng và được quan tâm phát triển trong những năm gần đây. Nói tới đồng bằng sông Cửu Long là nói tới sự đa dạng về sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản, đặc biệt là cây ăn quả để phục vụ hoạt động xuất khẩu.

    Số liệu thống kê thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại Tổng cục Thống kê được tổng hợp công bố trong niên giám thống kê hàng năm, kết quả các cuộc điều tra, tổng điều tra. Nhiều chỉ tiêu thống kê lĩnh vực này có độ dài thông tin chi tiết tới cấp tỉnh/thành phố từ năm 1975 tới nay.

    Để tìm thông tin thống kê diện tích cây trồng tới cấp quận/huyện tại Tổng cục Thống kê có 2 nguồn thông tin có thể tham khảo: (1) Tổng diều tra và (2) Niên giám thống kê hàng năm của tỉnh/thành phố. Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản được tiến hành 5 năm/lần, tới nay đã có các cuộc Tổng điều tra vào các năm 1994, 2001, 2006, 2011, 2016 và mới nhất là Điều tra Nông nghiệp giữa kỳ 2020. Với nguồn thông tin từ Niên giám thống kê tỉnh/thành phố, số liệu diện tích cây trồng theo cấp quận/huyện được cơ quan thống kê tỉnh/thành phố tính toán và công bố hàng năm. Đây là nguồn thông tin quý để đánh giá quá trình phát triển của lĩnh vực trồng trọt tại các địa phương tới cấp quận/huyện.

  • Thông tin thống kê theo ngành sẽ tìm như thế nào?

    Trong hệ thống dữ liệu thống kê hiện nay tại Tổng cục Thống kê một số chỉ tiêu đã được tính toán, công bố theo ngành kinh tế. Ngành là phạm trù chỉ tập hợp các đơn vị, tổ chức theo mục tiêu hoạt động hay cơ cấu sản phẩm nhất định. Việt Nam đã ban hành Hệ thống phân ngành kinh tế (VSIC) có tham khảo phân ngành kinh tế chuẩn của Liên Hợp Quốc. Định kỳ, VSIC sẽ được cập nhật, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của nền kinh tế.

    Số liệu thống kê hiện chỉ tập hợp và đã công bố được thông tin theo các nhóm ngành kinh tế lớn (cấp 1, 2) như GDP, lao động việc làm, chỉ số sản xuất công nghiệp, vốn đầu tư, doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số thông tin thống kê có thể hỗ trợ tổng hợp thông tin theo các nhóm ngành kinh tế nhỏ hơn (cấp 3, 4, 5) là những thông tin được tổng hợp từ kết quả Tổng điều tra, điều tra do Tổng cục Thống kê thực hiện như doanh nghiệp, vốn đầu tư, cá thể, lao động việc làm, nông lâm nghiệp thủy sản.

    Các thông tin thống kê phân theo ngành kinh tế có thể tìm kiếm tại các sản phẩm đầu ra của ngành Thống kê như sách, đĩa CD kết quả tổng điều tra và điều tra, các chuyên trang kết quả điều tra thống kê online…

Nếu cần tư vấn về lĩnh vực gì. Xin mời điền thông tin vào khung bên dưới. Hoặc gọi điện đến số điện thoại (trong giờ hành chính) của Tư vấn viên để được hỗ trợ trực tiếp.

Đăng ký tư vấn

Gửi đi
wait image

Kiến thức thống kê

Đăng tải những thông tin mới nhất của Tổng cục thống kê